Hiệu quả các nhóm mô hình học sâu trong bài toán phát hiện phương tiện giao thông
Các mô hình phát hiện đối tượng dựa trên mạng nơ-ron tích chập đang phát triển liên tục và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong hệ thống giao thông thông minh. Trong nghiên cứu này, các kỹ thuật học sâu đã được áp dụng, đặc biệt là các mô hình phát hiện phương tiện giao thô...
Main Authors: | , , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2024-02-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/5487 |
Summary: | Các mô hình phát hiện đối tượng dựa trên mạng nơ-ron tích chập đang phát triển liên tục và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong hệ thống giao thông thông minh. Trong nghiên cứu này, các kỹ thuật học sâu đã được áp dụng, đặc biệt là các mô hình phát hiện phương tiện giao thông trong thời gian thực: dựa trên “anchor” (điển hình như mô hình You Only Look Once - YOLO), dựa trên “keypoint”(điển hình như mô hình CenterNet), và dựa trên “transformer”(điển hình như mô hình Detection Transformers - DETR). Các mô hình đã được tinh chỉnh và huấn luyện thông qua kỹ thuật học chuyển tiếp để cải thiện khả năng phát hiện phương tiện giao thông. Kết quả của các thử nghiệm đã chỉ ra rằng mô hình YOLO đạt được độ chính xác cao nhất (98,3%) với thời gian thực thi là 11,7 ms. Trong khi đó, mô hình DETR thực hiện thời gian thực thi nhanh nhất (2,3 ms), nhưng độ chính xác thấp nhất (62,4%). Mô hình CenterNet là lựa chọn tốt nhất (94,11% - 8 ms) vì cân đối được giữa độ chính xác và thời gian thực thi, có thể được sử dụng trong các ứng dụng thời gian thực.
|
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |