Ảnh hưởng của mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển của Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau, với hai thí nghiệm được thực hiện gồm nuôi đơn ở các nồng độ muối (30‰, 50‰ và 70‰) như đối chứng và thí nghiệm nuôi chung với tương tác đa nhân tố gồ...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2018-02-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2860
Description
Summary:Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển của Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau, với hai thí nghiệm được thực hiện gồm nuôi đơn ở các nồng độ muối (30‰, 50‰ và 70‰) như đối chứng và thí nghiệm nuôi chung với tương tác đa nhân tố gồm: nhân tố 1 (Artemia 1, 2 và 3 ngày tuổi), nhân tố 2 (mật độ copepoda 50; 100 và 200 cá thể/L), nhân tố 3 (độ mặn ở hai mức 30‰ và 50‰). Artemia của thí nghiệm được nuôi trong chai nhựa hình chóp 1,5 L chứa 1 L nước biển và mật độ Artemia bố trí trong các nghiệm thức là 150 con/L, mỗi thí nghiệm được theo dõi trong 5 ngày. Kết quả sau 5 ngày nuôi cho thấy, tỉ lệ sống (TLS) của Artemia không phụ thuộc vào độ mặn ở lô đối chứng nhưng trong nuôi chung thì TLS của Artemia phụ thuộc vào các nhân tố độ mặn, ngày tuổi Artemia và mật độ copepoda. Artemia không thể sống sót ở độ muối 30‰ khi có sự hiện diện của copepoda, nhưng ở độ muối cao hơn (50‰) thì TLS của Artemia tỷ lệ nghịch với mật độ của copepoda.
ISSN:1859-2333
2815-5599