ẢNH HƯỞNG CỦA MẤT TẦNG ĐẤT MẶT ĐẾN ĐẶC TÍNH HOÁ LÝ ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA Ở TỈNH TRÀ VINH

Sự khai thác mất đi tầng đất mặt trên ruộng lúa đã và đang xảy ra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân bán đi tầng đất mặt được nông dân giải thích là do muốn giảm cao độ để đưa nước tưới vào ruộng thuận lợi hơn. Mặt khác, bán tầng đất mặt cũng giúp nông dân có thêm một ít thu nhập. Không còn tầng...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Võ Thị Gương, Nguyễn Ngọc Khánh, Châu Thị Anh Thy, Võ Thị Thu Trân
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2011-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1088
Description
Summary:Sự khai thác mất đi tầng đất mặt trên ruộng lúa đã và đang xảy ra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân bán đi tầng đất mặt được nông dân giải thích là do muốn giảm cao độ để đưa nước tưới vào ruộng thuận lợi hơn. Mặt khác, bán tầng đất mặt cũng giúp nông dân có thêm một ít thu nhập. Không còn tầng đất mặt, đất có thể trở nên bạc màu và  năng suất lúa sụt giảm. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động lấy mất tầng đất mặt đến năng suất lúa và độ màu mỡ của đất. Năng suất lúa và mẫu đất trên 20 ruộng nông dân còn và mất tầng đất mặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được thu thập. Mẫu đất được phân tích một số chỉ tiêu về hoá, lý và sinh học đất. Kết quả cho thấy đất bị mất tầng đất mặt có khuynh hướng giảm hàm lượng chất hữu cơ và giảm hoạt động sinh học trong đất; giảm có ý nghĩa lượng P hữu dụng và độ bền đoàn lạp của đất. Tuy nhiên, pH đất, độ bảo hoà base và dung trọng của đất không thay đổi. Năng suất lúa giảm có ý nghĩa ở nhóm đất bị mất tầng đất mặt so với nhóm vẫn còn tầng đất mặt. Tuy một số đặc tính về độ phì nhiêu của đất chỉ có khuynh hướng suy giảm, nhưng sự phát triển và năng suất lúa giảm có ý nghĩa ở nhóm đất bị mất tầng canh tác. Do đó nông dân bán đi tầng đất mặt đưa đến giảm năng suất lúa, và có khuynh hướng giảm chất lượng đất. 
ISSN:1859-2333
2815-5599