SỰ PHÂN BỐ CỦA THỦY SINH THỰC VẬT BẬC CAO TRONG CÁC THỦY VỰC Ô NHIỄM HỮU CƠ VÀO MÙA MƯA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực vật thủy sinh là đối tượng nghiên cứu với nhiều mục tiêu khác nhau như chỉ thị môi trường, thay đổi môi trường, xử lý ô nhiễm và hấp thu dinh dưỡng. Để góp phần vào việc ứng dụng chỉ thị sinh học trong quản lý môi trường nước, nghiên cứu “Sự phân bố của thủy sinh thực vật trong các thủy vực ô...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Trương Hoàng Đan, Nguyễn Phương Duy, Bùi Trường Thọ
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2012-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/273
Description
Summary:Thực vật thủy sinh là đối tượng nghiên cứu với nhiều mục tiêu khác nhau như chỉ thị môi trường, thay đổi môi trường, xử lý ô nhiễm và hấp thu dinh dưỡng. Để góp phần vào việc ứng dụng chỉ thị sinh học trong quản lý môi trường nước, nghiên cứu “Sự phân bố của thủy sinh thực vật trong các thủy vực ô nhiễm hữu cơ vào mùa mưa ở Thành Phố Cần Thơ” đã được thực hiện. Nghiên cứu đã chọn 3 kênh trong thành phố Cần Thơđể khảo sát là kênh Lộ 91, Cái Sơn – Hàng Bàng và kênh 51. Kết quả cho thấy các kênh nghiên cứu có hàm lượng COD dao động từ 32,07 mg/l đến 138,47 mg/l, Tổng đạm dao động từ3,89 mg/l đến 33,79 mg/l và tổng lân dao động từ 2,86 mg/l đến 11,14 mg/l. Nghiên cứu chủ yếu tập trung khảo sát nhóm thực vật bậc cao và đã xác định được 20 loài thực vật thủy sinh phổ biến thuộc 14 họ. Đặc biết có 9 loài xuất hiện trong cả 3 kênh. Năm loài thực vật thủy sinh ưu thếđược xác định là lục bình (Eichhornia crassipes), cỏ mồm (Hymenachne acutigluma), cỏ lông tây (Brachiaria mutica), môn nước (Colocasia esculenta L.) và rau muống (Ipomoea aquatica) với chỉ số quan trọng lần lượt là 75%, 55%, 48%, 46% và 34 %.
ISSN:1859-2333
2815-5599