Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận gói kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” trong sản xuất lúa ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Nguồn nước cho canh tác lúa đóng vai trò quyết định đến hiệu quả canh tác lúa ở tỉnh Sóc Trăng, nhất là vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Gói kỹ thuật “1 Phải - 5 Giảm” (“1P-5G”), bao gồm kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước, được đề nghị là giải pháp kỹ thuật hiệu quả cải thiện sản xuất lúa ở Sóc...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Tô Lan Phương, Trần Thị Khánh Trúc, Nguyễn Hồng Tín, Châu Mỹ Duyên
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2016-07-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2265
Description
Summary:Nguồn nước cho canh tác lúa đóng vai trò quyết định đến hiệu quả canh tác lúa ở tỉnh Sóc Trăng, nhất là vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Gói kỹ thuật “1 Phải - 5 Giảm” (“1P-5G”), bao gồm kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước, được đề nghị là giải pháp kỹ thuật hiệu quả cải thiện sản xuất lúa ở Sóc Trăng. Xuất phát từ bối cảnh trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và định ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận kỹ thuật này tại địa phương. Mô hình ADOPT được ứng dụng để dự đoán khả năng phát triển kỹ thuật 1P-5G và nhận ra các yếu tố thúc đẩy tiến trình ứng dụng trong canh tác lúa. Phỏng vấn người am hiểu và hộ nông dân được thực hiện để thu thập thông tin đầu vào của mô hình ADOPT. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân vùng nghiên cứu canh tác lúa theo tập quán sử dụng lượng giống, phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức khuyến cáo. Do vậy, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận canh tác lúa thấp. Mô hình ADOPT chỉ ra rằng sau 5 và 16 năm, tỷ lệ nông dân chấp nhận áp dụng kỹ thuật đạt tương ứng là 40,5% và 95%. Rủi ro, lợi nhuận, lợi ích, tính đặc thù của kỹ thuật “1P-5G” và điều kiện nông hộ là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân rộng kỹ thuật “1P-5G” trong canh tác lúa. Kết quả nghiên cứu này khẳng định rằng gói kỹ thuật được ứng dụng trong điều kiện sản xuất thực tế cần những giải pháp đồng bộ từ tập huấn kỹ thuật, tổ chức sản xuất và sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp.
ISSN:1859-2333
2815-5599