SỬ DỤNG ENZYME ?-AMYLASE TRONG THỦY PHÂN TINH BỘT TỪ GẠO HUYẾT RỒNG

Tinh bột là nguồn dự trữ chính của nhiều cây trồng quan trọng như lúa mì, gạo, ngô, sắn và khoai tây. Trong thập kỷ qua, đã có sự chuyển dịch từ phương pháp thủy phân tinh bột bằng acid cho đến việc sử dụng enzyme chuyển hóa tinh bột trong sản xuất maltodextrin, tinh bột biến tính, dịch đường gluco...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Dương Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Minh Thủy
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-11-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2075
Description
Summary:Tinh bột là nguồn dự trữ chính của nhiều cây trồng quan trọng như lúa mì, gạo, ngô, sắn và khoai tây. Trong thập kỷ qua, đã có sự chuyển dịch từ phương pháp thủy phân tinh bột bằng acid cho đến việc sử dụng enzyme chuyển hóa tinh bột trong sản xuất maltodextrin, tinh bột biến tính, dịch đường glucose và fructose. Chuyển hóa tinh bột bằng enzyme cũng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp khác mà trong đó amylase là một trong những enzyme chủ yếu, thủy phân tinh bột thành các phân tử polyme bao gồm các đơn vị glucose. Nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ (70á90oC), thời gian (10á60 phút) và nồng độ của ?-amylase (0,05á0,25%) trong quá trình thủy phân tinh bột từ gạo huyết rồng. Các điều kiện tối ưu hóa của quá trình thủy phân được xác định (nồng độ enzyme ?-amylase 0,18% với nhiệt độ và thời gian thủy phân là 90oC và 41,44 phút, tương ứng). Dịch tinh bột với hàm lượng chất khô hòa tan và đường khử cao cùng với độ nhớt tương đối thấp, tạo điều kiện tốt cho quá trình chế biến gạo huyết rồng ở các giai đoạn tiếp theo.
ISSN:1859-2333
2815-5599