NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRẮNG ĐUÔI TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ

Vi khuẩnFlavobacterium columnaređược xác định là tác nhân gây bệnh trắng đuôi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Khi bệnh này xuất hiện gây hao hụt rất cao trong ao ương nuôi cá tra thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra bệnh trắng đuôi có biểu hiện đặc trưng như: cá mất nhớt, có vệt tr...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Từ Thanh Dung, Nguyễn Thị Tiên, Nguyễn Anh Tuấn
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2012-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1276
Description
Summary:Vi khuẩnFlavobacterium columnaređược xác định là tác nhân gây bệnh trắng đuôi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Khi bệnh này xuất hiện gây hao hụt rất cao trong ao ương nuôi cá tra thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra bệnh trắng đuôi có biểu hiện đặc trưng như: cá mất nhớt, có vệt trắng trên thân, đuôi bị ăn mòn, mang xám nhạt, Quan sát mẫu tươi dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn này di động dạng trượt. Các chủng vi khuẩn được phân lập trên môi trường Cytophaga agar cho khuẩn lạc có sắc tố vàng, dạng rễ sau 48 giờ ở 28ºC. Vi khuẩn có dạng hình que mảnh, dài, thuộc vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn này có khả năng hấp thu congo red, tạo sắc tố vàng nâu từ phản ứng flexirubin, thủy phân gelatin, tạo nitrite từ nitrate nhưng không có khả năng tạo axit từ các loại đường, âm tính với urê. Kết quả cảm nhiễm 2 chủng vi khuẩn (FC-HN2) và (FC-CT2) trên cá tra giống khỏe đã thỏa mãn định đề Kochs, với giá trị LD50trên 2 chủng vi khuẩn F. columnare (FC-HN2) và (FC-CT2) lần lượt là 1,7x105và 3,2x106cfu/ml. Quan sát mô học với 2 phương pháp nhuộm là Haematocylin & Eosin và Giemsa đã tìm thấy từng đám vi khuẩn dạng sợi mảnh ở mô da, cơ, mang và tỳ tạng. Kiểm tra kháng sinh đồ trên 30 chủng vi khuẩn F. columnare vời 7 loại thuốc kháng sinh được thực hiện trong nghiên cứu này.Vi khuẩn gây bệnh trắng đuôi được nghiên cứu đầu tiên trên cá tra.
ISSN:1859-2333
2815-5599