PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN CAI LẬY- TIỀN GIANG
Phân tích kinh tế là một công cụ cần thiết để tính toán hiệu quả của các hoạt động sản xuất, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp hầu hết nông dân chỉ chú ý đến năng suất, ít chú ý hiệu quả kinh tế. Điều này có thể dẫn đến quyết định không chính xác vì mục đích của sản xuất là nhằm mang lại hiệu quả...
Main Author: | |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2010-05-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/727 |
Summary: | Phân tích kinh tế là một công cụ cần thiết để tính toán hiệu quả của các hoạt động sản xuất, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp hầu hết nông dân chỉ chú ý đến năng suất, ít chú ý hiệu quả kinh tế. Điều này có thể dẫn đến quyết định không chính xác vì mục đích của sản xuất là nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi năng suất cao chưa hẳn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông nghiệp tại một huyện trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Kết quả cho thấy mô hình luân canh lúa với cây màu mang lại hiệu quả đồng vốn (2,96) cao hơn mô hình 3 vụ lúa (2,42). Mô hình luân canh lúa với màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 3 lúa là vì vụ Xuân Hè thiếu nước nên không thích hợp cho cây lúa, nếu thay thế cây lúa bằng cây màu thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, khi trồng màu thì nhu cầu lao động cao hơn, sẽ mang lại công ăn việc làm cho những thành viên trong gia đình và người dân trong vùng. |
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |