ỨNG DỤNG AHP VÀ GIS TRONG PHÂN LOẠI VÀ THỂ HIỆN KẾT QUẢ KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN CANH TÁC LÚA Ở TỈNH AN GIANG

Tiến trình phân tích thứ bậc (AHP) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như giáo dục, qui hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên và nông nghiệp. Bài viết này phân tích ứng dụng của AHP và GIS trong việc phân loại kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ tham...

Full description

Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn Hồng Tín
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1783
Description
Summary:Tiến trình phân tích thứ bậc (AHP) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như giáo dục, qui hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên và nông nghiệp. Bài viết này phân tích ứng dụng của AHP và GIS trong việc phân loại kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ tham gia canh tác lúa giảm khí phát thải ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố quan trọng đóng góp đến kinh tế hộ nông dân canh tác lúa theo thứ tự trọng số như sau: năng suất lúa (0.336), chi phí phân bón (0.209), chi phí thuốc BVTV (0.157), giá lúa bán (0.115), lao động thuê (0.081), lao động gia đình (0.055) và chi phí giống (0.046). Trong đó, năng suất và giá bán là yếu tố tác động dương với tiềm năng kinh tế hộ. Các mức độ tác động khác nhau của mỗi yếu tố lên kinh tế hộ được trình bày sinh động bằng công cụ GIS. Hơn nữa, số liệu thuộc tính của nông hộ được lưu trữ và quản lý trong nền GIS, điều này cho phép sự truy xuất và phân tích số liệu với nhiều mục đích khác nhau. Công cụ AHP chỉ ra những giới hạn của các yếu tố đóng góp đến kinh tế hộ, từ đó các giải pháp được đề xuất để nâng cấp chỉ số tiềm năng kinh tế hộ trong tương lai. AHP và GIS là hai công cụ hiệu quả trong phân nhóm kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ phục vụ cho các nghiên cứu với sự tôn trọng các điều kiện và bối cảnh thực tế tại địa phương.
ISSN:1859-2333
2815-5599