THÂM CANH LÚA & ÁP DỤNG 1 PHẢI 5 GIẢM (1P5G): HIỆN TRẠNG, KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI VÀ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN SẢN XUẤT LÚA TRÊN CẤP ĐỘ NÔNG HỘ

Mục tiêu nghiên cứu là phân tích 2 yếu tố chính: (1) hiện trạng và khó khăn trở ngại về kỹ thuật trong canh tác lúa và hiệu quả kinh tế; (2) tìm ra các giải pháp cải tiến trên cấp độ nông hộ trong việc canh tác lúa và giảm khí phát thải. Từ đó, đề xuất hướng hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo quản lý sản x...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Văn Sánh
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2013-07-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/142
Description
Summary:Mục tiêu nghiên cứu là phân tích 2 yếu tố chính: (1) hiện trạng và khó khăn trở ngại về kỹ thuật trong canh tác lúa và hiệu quả kinh tế; (2) tìm ra các giải pháp cải tiến trên cấp độ nông hộ trong việc canh tác lúa và giảm khí phát thải. Từ đó, đề xuất hướng hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo quản lý sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu canh tác lúa bền vững. Kết quả đánh giá nhận thức của nông dân về canh tác lúa giảm khí thải và áp dụng kỹ thuật 1P5G có tỷ lệ khá thấp. Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ chưa được nông dân chấp nhận và áp dụng một cách hiệu quả. Khó khăn chính trong quản lý nước và áp dụng 1P5G là điều kiện đất không bằng phẳng, quản lý và vận hành hệ thống tưới tiêu chung. Khó khăn trong việc giảm lượng giống là quản lý ốc bươu vàng và năng suất lúa giảm khi sạ theo khuyến cáo (80-100 kg/ha). Các giải pháp ngắn hạn là cải thiện bề mặt ruộng bằng phẳng, nâng cao kỹ thuật 1P5G cho nông dân, ứng dụng  phân vi sinh và các giống lúa kháng sâu bệnh. Giải pháp dài hạn để áp dụng thành công 1P5G là quản lý nước theo quy mô tổ/nhóm, tập huấn kỹ thuật, mô hình thực tế, hội thảo để phổ biến kỹ thuật.
ISSN:1859-2333
2815-5599