Ứng dụng các hợp chất hữu cơ thay thế nguồn nitrate vô cơ trong môi trường nuôi cấy sinh khối và thử hoạt tính sinh học của cây lan kim tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata) in vitro

Lan kim tuyến Anoectochilus formosanus Hayata là loại cây có giá trị dược liệu và thương mại cao. Việc nghiên cứu, sử dụng các hợp chất hữu cơ như cao nấm men và casein hydrolysate nhằm thay thế nguồn muối nitrate vô cơ trong môi trường nuôi cấy sinh khối lan kim tuyến in vitro để tạo nguồn dược...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn Thị Huyền Trang, Đặng Thị Kim Thúy, Đỗ Đức Thăng, Trần Thị Mỹ Trâm, Đỗ Đăng Giáp, Trần Trọng Tuấn
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2019-04-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/3393
Description
Summary:Lan kim tuyến Anoectochilus formosanus Hayata là loại cây có giá trị dược liệu và thương mại cao. Việc nghiên cứu, sử dụng các hợp chất hữu cơ như cao nấm men và casein hydrolysate nhằm thay thế nguồn muối nitrate vô cơ trong môi trường nuôi cấy sinh khối lan kim tuyến in vitro để tạo nguồn dược liệu an toàn là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, chồi lan kim tuyến được cấy trên môi trường Albert’s có thành phần muối chứa gốc nitrate theo các tỉ lệ (100%, 75%, 50% và 25%), bổ sung vitamin của môi trường MS, 30 g/L sucrose và các hợp chất hữu cơ (cao nấm men và casein hydrolysate) có nồng độ 1,0; 3,0; 5,0 và 7,0 g/L. Sinh khối lan kim tuyến nuôi cấy trên các môi trường cho hiệu quả nhân sinh khối được đánh giá hoạt tính sinh học. Kết quả sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, môi trường thích hợp nhất cho sự nhân nhanh sinh khối lan kim tuyến là môi trường Albert’s có thành phần muối nitrate giảm 50% và 7 g/L cao nấm men với chiều cao cây đạt 9,4 cm/cây; khối lượng tươi đạt 1,82 g/mẫu và khối lượng khô đạt 0,18 g/mẫu. Sinh khối thu nhận được trên môi trường này có hoạt tính sinh học tốt nhất với khả năng kháng oxi hoá cao (IC50 = 2,40 mg/mL) và có khả năng kháng 4 chủng vi khuẩn là Pseudomonas aeruginosa; Salmonella typhi; Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis.
ISSN:1859-2333
2815-5599