Ảnh hưởng của độ mặn lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính men tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý, hoạt tính enzyme tiêu hoá và tăng trưởng của cá lóc giai đoạn cá bột lên cá hương. Cá lóc bột được thuần hóa và ương trong bể ở 5 độ mặn (0, 3, 6, 9 và 12‰). Kết quả sau 90 ngày ương cho thấy độ mặn khôn...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Tính Em, Tăng Minh Kỳ, Takagi Yasuaki, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2020-04-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/3636
Description
Summary:Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý, hoạt tính enzyme tiêu hoá và tăng trưởng của cá lóc giai đoạn cá bột lên cá hương. Cá lóc bột được thuần hóa và ương trong bể ở 5 độ mặn (0, 3, 6, 9 và 12‰). Kết quả sau 90 ngày ương cho thấy độ mặn không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý máu như số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, glucose, Na+, Cl- và ASTT nhưng làm giảm hàm lượng hematocrit ở độ mặn 9‰. Hàm lượng cortisol tăng cao nhất ở nghiệm thức 9‰. Hoạt tính enzyme tiêu hóa amylase, chymotrypsin và pepsine không bị ảnh hưởng bởi độ mặn nhưng hoạt tính của trypsin giảm có ý nghĩa so với đối chứng ở các nghiệm thức 6‰ và 9‰. Nghiệm thức 0 và 3‰ cá tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại, và tỉ lệ sống cao nhất ở 3‰. Qua đó cho thấy có thể ương cá lóc bột ở độ mặn từ 0 đến 3‰.
ISSN:1859-2333
2815-5599