ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA)
Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của cá. Cá lóc có khối lượng 8-10 g/con được thuần ở các độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24? để đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion trong huyết tương sau 21 ngày. Đồng thời, thí nghiệm đánh giá kh...
Main Authors: | , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2013-05-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/49 |
Summary: | Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của cá. Cá lóc có khối lượng 8-10 g/con được thuần ở các độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24? để đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion trong huyết tương sau 21 ngày. Đồng thời, thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng, tỉ lệ sống khi cá được nuôi ở các độ mặn 0, 3, 9, 12, 15? sau 3 tháng nuôi. Ngoài ra, một thí nghiệm đánh giá khả năng chịu sốc của cá ở các độ mặn 10, 20, 30, 40? cũng đã được thực hiện. Kết quả thí nghiệm cho thấy ASTT và nồng độ các ion Na+, K+ của huyết tương tương đối ổn định từ 0-12?. ở độ mặn 12? ASTT máu cá tương đương với ASTT môi trường (323 mOsm/kg). ở độ mặn cao từ 15-24? thì ASTT và ion của cá tăng theo sự gia tăng của độ mặn. Cá lóc tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3? và thấp nhất ở 12?. Cá có thể chịu được với sự thay đổi độ mặn từ 0 đến 10 ?. Khả năng chịu sốc của cá tỉ lệ nghịch với sự gia tăng độ mặn. |
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |