Chất lượng nước mặt và khả năng tự làm sạch của hệ thống kênh trong vùng đê bao khép kín ở thị trấn Mỹ Lu

Hệ thống đê bao khép kín đã và đang được xây dựng ở tỉnh An Giang, điển hình là thị trấn Mỹ Luông thuộc huyện Chợ Mới để bảo vệ khu vực trồng lúa 3 vụ hiện có. Ngoài những lợi ích của đê bao, các công trình đã ngăn cản lượng phù sa tích lũy cho ruộng lúa và lượng nước trao đổi giữa đồng ruộng và môi...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Phạm Lê Mỹ Duyên, Phạm Văn Toàn, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hữu Chiếm
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2015-08-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2146
Description
Summary:Hệ thống đê bao khép kín đã và đang được xây dựng ở tỉnh An Giang, điển hình là thị trấn Mỹ Luông thuộc huyện Chợ Mới để bảo vệ khu vực trồng lúa 3 vụ hiện có. Ngoài những lợi ích của đê bao, các công trình đã ngăn cản lượng phù sa tích lũy cho ruộng lúa và lượng nước trao đổi giữa đồng ruộng và môi trường bên ngoài, dẫn đến sự suy thoái đất và nguồn nước mặt. Vì thế, để duy trì năng suất lúa, nông dân sử dụng phân bón ngày càng nhiều để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt trong kênh nội đồng. Kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho thấy, nồng độ BOD5 vào mùa khô lẫn mùa lũ còn nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT sử dụng với mục đích tưới tiêu. Tổng nitơ Kjeldahl (TKN) và tổng photpho (TP) đã vượt mức cho phép của quy chuẩn với giá trị biến đổi đáng kể theo mùa. Bên cạnh đó, nồng độ TKN và TP có liên hệ mật thiết với lượng và loại phân bón được sử dụng. Ngoài việc đánh giá chất lượng nước mặt, khả năng tự làm sạch của hệ thống kênh nội đồng được đánh giá là không còn khả năng tiếp nhận thêm những nguồn ô nhiễm (thông qua BOD5, TKN và TP) từ đồng ruộng.
ISSN:1859-2333
2815-5599