BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ THÂM CANH LÚA TẠI HUYỆN MỘC HÓA ? TỈNH LONG AN

ở đồng bằng sông Cửu Long, thâm canh lúa trong nhiều năm đưa đến bạc màu đất. Trên đất phù sa cổ, là biểu loại đất nghèo dưỡng chất, nông dân canh tác độc canh lúa hai vụ không bón phân hữu cơ, chỉ sử dụng phân vô cơ với lượng đạm (N) và lân (P) cao, năng suất lúa đạt thấp. Thí nghiệm luân canh lúa...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Trần Bá Linh, Bui Nhuan Dien
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2013-07-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/93
Description
Summary:ở đồng bằng sông Cửu Long, thâm canh lúa trong nhiều năm đưa đến bạc màu đất. Trên đất phù sa cổ, là biểu loại đất nghèo dưỡng chất, nông dân canh tác độc canh lúa hai vụ không bón phân hữu cơ, chỉ sử dụng phân vô cơ với lượng đạm (N) và lân (P) cao, năng suất lúa đạt thấp. Thí nghiệm luân canh lúa ? màu, bón phân hữu cơ được thực hiện trên đất phù sa cổ tại huyện Mộc Hóa ? tỉnh Long An nhằm đánh giá sự cải thiện hàm lượng dưỡng chất trong đất và cải thiện năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm năm nghiệm thức: (1) hai vụ lúa (theo canh tác của nông dân), (2) lúa + 10 tấn phân hữu cơ vi sinh ? lúa, (3) lúa ? mè, (4) lúa ? đậu phộng, (5) lúa ? đậu nành. Kết quả thí nghiệm dài hạn qua 8 năm cho thấy luân canh lúa ? màu giúp tăng khả năng cung cấp đạm hữu dụng trong đất, tăng khả năng khoáng hóa đạm, tăng hàm lượng cacbon dễ phân hủy so với chuyên canh lúa. Bón phân hữu cơ giúp cải thiện hàm lượng cacbon dễ phân hủy, tăng lượng đạm hữu dụng trong đất có ý nghĩa. Qua hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất lúa của nghiệm thức luân canh lúa ? màu và nghiệm  thức canh tác hai vụ lúa có bón phân hữu cơ cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thâm canh lúa theo biện pháp kỹ thuật của nông dân
ISSN:1859-2333
2815-5599