Khảo sát đặc tính và sự ổn định của dầu hạt thanh long (Hylocereus spp.) ở các điều kiện bảo quản khác nhau

Dầu được trích ly từ hạt thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và hạt thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) trong dung môi ete dầu hỏa. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các tính chất hóa lý, hàm lượng các acid béo và vitamin E có trong dầu hạt thanh long. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Phan Thị Thanh Quế, Nguyễn Thị Thu Thủy, Tống Thị Ánh Ngọc
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2018-08-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/3213
Description
Summary:Dầu được trích ly từ hạt thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và hạt thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) trong dung môi ete dầu hỏa. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các tính chất hóa lý, hàm lượng các acid béo và vitamin E có trong dầu hạt thanh long. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản [trong chai thủy tinh màu nâu hoặc chai thủy tinh trong, bảo quản ở nhiệt độ phòng (30±2oC) hoặc nhiệt độ lạnh (5oC)] đến sự ổn định của dầu hạt thanh long cũng được theo dõi sau 3 tháng bảo quản. Kết quả cho thấy hạt thanh long có chứa hàm lượng dầu cao (31,3% đối với hạt thanh long ruột đỏ và 33,9% đối với hạt thanh long ruột trắng, tính theo căn bản khô). Acid béo chủ yếu trong cả hai dầu hạt thanh long là acid linoleic (C18:2). Hàm lượng vitamin E trong dầu hạt thanh long ruột đỏ cao hơn dầu hạt thanh long ruột trắng (391,3 mg/kg so với 323 mg/kg). Như vậy, dầu hạt thanh long được xem là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, sau 3 tháng bảo quản, chỉ số peroxide của cả hai loại dầu chứa trong chai thủy tinh trong, bảo quản ở nhiệt độ phòng cao hơn 3,1 lần so với mẫu dầu chứa trong chai thủy tinh màu nâu, bảo quản ở nhiệt độ lạnh (5oC) (33,5 mEq mequiv O2/kg so với 10,7 mEq O2/kg).
ISSN:1859-2333
2815-5599