Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển gen qua vi khuẩn Agrobacterium ở lúa (Oryza sativa L.) sử dụng hệ thống chọn lọc phosphomannose-isomerase

Trong nghiên cứu này, các yếu tố bao gồm xử lý mô sẹo, chế độ ánh sáng trong thời gian đồng nuôi cấy và sử dụng mannose như là tác nhân chọn lọc trong môi trường tái sinh được khảo sát về sự chuyển gen ở giống lúa Taipei 309. Các mô sẹo từ phôi được chủng với Agrobacterium tumefaciens mang vector ch...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Liên
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2017-04-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2612
Description
Summary:Trong nghiên cứu này, các yếu tố bao gồm xử lý mô sẹo, chế độ ánh sáng trong thời gian đồng nuôi cấy và sử dụng mannose như là tác nhân chọn lọc trong môi trường tái sinh được khảo sát về sự chuyển gen ở giống lúa Taipei 309. Các mô sẹo từ phôi được chủng với Agrobacterium tumefaciens mang vector chứa gen mã hóa enzyme phosphomannose isomerase (PMI). Chỉ những tế bào được chuyển gen mới có thể sử dụng mannose như nguồn carbon và tần số mô sẹo hình thành trên môi trường chọn lọc RO5được sử dụng để đánh giá hiệu quả chuyển gen. Kết quả cho thấy có sự gia tăng hiệu quả chuyển gen ở mô sẹo bị tổn thương (7,3%) so với mô sẹo còn nguyên vẹn (3,7%). Mô sẹo được đồng nuôi cấy dưới chế độ sáng liên tục cho kết quả tốt nhất, hiệu quả đạt 9,3%. Sự hình thành chồi của các mô sẹo đã chuyển gen đạt 100% trên môi truờng RO6 và 15,6% trên môi truờng RO6 + 2% mannose. Tương tự có 97,8% chồi đã phát triển trên môi trường RO7 và 11,1% chồi phát triển trên môi trường RO7 + 1,5% mannose. Thử nghiệm chlorophenol đỏ đã xác nhận 100% dòng lúa được cho là chuyển gen có sự hoạt động của gen PMI. Phân tích PCR cũng cho thấy một đoạn DNA 600bp ở gen PMI được khuếch đại từ các dòng lúa này.
ISSN:1859-2333
2815-5599