NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢI ĐOÁN ẢNH SAR (SYNTHETIC APERTURE RADAR) SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÁCH 4 THÀNH PHẦN VỚI VIỆC XOAY MA TRẬN HIỆP PHƯƠNG SAI

Kỹ thuật phân tách dựa trên việc phân tách tán xạ ngược tổng hợp thành một nhóm các tán xạ ngược thành phần. Nhóm tán xạ ngược này được phân loại dựa trên cơ sở phân tích ma trận tán xạ cơ sở S2x2, ; S có thể được phân tích thành ma trận kết hợp (Cloude & Pottier, 1996),(Freeman & Durden, 19...

Full description

Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn Bá Duy
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-10-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/214
Description
Summary:Kỹ thuật phân tách dựa trên việc phân tách tán xạ ngược tổng hợp thành một nhóm các tán xạ ngược thành phần. Nhóm tán xạ ngược này được phân loại dựa trên cơ sở phân tích ma trận tán xạ cơ sở S2x2, ; S có thể được phân tích thành ma trận kết hợp (Cloude & Pottier, 1996),(Freeman & Durden, 1998), hoặc ma trận hiệp phương sai (Yamaguchi vcs, 2005). Kỹ thuật phân tích S thành ma trận kết hợp có khả năng phân biệt tốt các đối tượng tự nhiên, trong khi đó kỹ thuật phân tích S thành ma trận hiệp phương sai lại có khả năng phân biệt tốt các đối tượng nhân tạo do được bổ sung thêm thành phần tán xạ xoáy ốc(Touzi & Charbonneau, 2002). Bài báo này trình bày về phương pháp nâng cao khả năng phân biệt các đối tượng tự nhiên với các đối tượng nhân tạo sử dụng kỹ thuật xoay ma trận hiệp phương sai (Yamaguch vcs, 2011), đồng thời qua đó kiểm chứng khả năng ứng dụng kỹ thuật phân tách 4 thành phần với xoay ma trận hiệp phương sai vào một vùng cụ thể (khu vực bang Uttarakhand, ấn độ). Phần thực nghiệm sử dụng ảnh ALOS PALSAR phân cực toàn phần, kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tách biệt tốt giữa các đối tượng tự nhiên và đối tượng nhân tạo, cụ thể, tại khu vực đô thị, tán xạ nhị diện tăng từ 6,25% lên 36,89%, tán xạ khối giảm từ 84,61 % xuống còn 32,53 %; tại khu vực rừng lẫn với đất trống, tán xạ khối có sự suy giảm đáng kể do chuyển sang thành tán xạ nhị diện (đất trống ? rừng) và tán xạ bề mặt (đất trống). Với kết quả thực nghiệm này, kỹ thuật xoay ma trận hiệp phương sai đã phản ảnh rõ bản chất vật lý (mức độ của các tán xạ thành phần) của các đối tượng tự nhiên và nhân tạo, giúp cho công việc giải đoán ảnh dễ dàng hơn.
ISSN:1859-2333
2815-5599