ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII)

ở Việt Nam, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long mà nhiều nhất là nuôi trong ao, ruộng lúa, mương vườn kể cả ở vùng bị nhiễm phèn nhẹ; và là đối tượng tiềm năng của nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra khả năn...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, Bùi Văn Mướp, Nguyễn Thanh Phương
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-09-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1834
Description
Summary:ở Việt Nam, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long mà nhiều nhất là nuôi trong ao, ruộng lúa, mương vườn kể cả ở vùng bị nhiễm phèn nhẹ; và là đối tượng tiềm năng của nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra khả năng chịu đựng pH cao và pH thấp của tôm, sự thay đổi áp suất thẩm thấu (ASTT) và hàm lượng glucose trong máu, chu kỳ lột xác, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở giá trị pH khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chịu đựng pH cao của tôm là 11 và pH thấp là 3. Các chỉ tiêu sinh lý như ASTT trong khoảng 373 mOsm/kg đến 430 mOsm/kg; hàm lượng glucose trong máu tăng cao nhất ở nghiệm thức pH=5,5 (12,1-31,6 mg/100 mL) và pH=6,0 (8,43-29,1 mg/100 mL). Tăng trưởng khối lượng sau 70 ngày nuôi cao nhất ở pH=8,0 là 15,2±0,05 g/con, tăng trưởng theo ngày (DWG) là 0,08±0,00 mg/ngày. Chu kỳ lột xác của tôm sau 70 ngày nuôi ổn định ở pH=7,0 và 8,0 là 12 ngày. Tỷ lệ sống của tôm ở pH=8,0 là 100%. Kết quả nghiên cứu khẳng định khoảng pH thích hợp trong nuôi tôm càng xanh là từ 7,0?9,0 và tối ưu nhất là pH=8,0. Các giá trị pH nằm ngoài giới hạn này có ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm càng xanh.
ISSN:1859-2333
2815-5599