TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN CÁ LÓC ĐỒNG (CHANNA STRIATA)

Cá lóc đồng (Channa striata) là loài hô hấp khí trời bắt buộc, chịu đựng được sự biến động lớn của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và được tìm thấy ở nhiều loại hình thủy vực. Cá là loại thực phẩm ưa thích của đa số người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể cá lóc trong tự...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thanh Phương
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2011-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/919
Description
Summary:Cá lóc đồng (Channa striata) là loài hô hấp khí trời bắt buộc, chịu đựng được sự biến động lớn của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và được tìm thấy ở nhiều loại hình thủy vực. Cá là loại thực phẩm ưa thích của đa số người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể cá lóc trong tự nhiên ngày càng giảm về số lượng quần thể và kích thước cá thể. Có nhiều nguyên nhân có khả năng ảnh hưởng đến sự suy giảm cá lóc trong tự nhiên như đánh bắt không hợp lý, khai thác quá mức, suy giảm nơi cư trú, sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác nông nghiệp... Qua tổng hợp kết quả từ các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy thuốc BVTV chứa hoạt chất diazinon rất độc đối với cá, nhất là cá ở giai đoạn bắt đầu đớp khí trời và cá cỡ giống. Những ảnh hưởng mà sử dụng diazinon trên ruộng lúa có khả năng xảy ra đối với cá lóc đã được phát hiện bao gồm: ức chế enzyeme cholinesterase, làm giảm tăng trưởng, gia tăng tập tính đớp khí và có khả năng gây chết cá con khi nó được sinh sản trên ruộng. Trước mắt, việc đưa diazinon vào danh mục thuốc hạn chế sử dụng là rất cần thiết; đồng thời tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc này đến các loài thủy sinh vật khác để có đủ cơ sở cho việc đưa diazinon vào danh mục thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam.   
ISSN:1859-2333
2815-5599