TRẮC NGHIỆM TÍNH KHÁNG CHÁY LÁ CÁC BỘ GIỐNG/DÒNG LÚA MTL TRIỂN VỌNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trắc nghiệm tính kháng bệnh cháy lá lúa, do nấm Pyricularia oryzae gây ra, được thực hiện trên các bộ giống lúa MTL triển vọng tại các địa phương An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, sử dụng bộ chuẩn nòi và bảng phân cấp bệnh của IRRI (1980) với Tẻ Tép làm chuẩn kháng và B40 làm chuẩn nhiễm....

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Lê Thùy Nương, Võ Hiền Đức, Nguyễn Thành Phước, Tâm Nguyễn Thành
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2005-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/365
Description
Summary:Trắc nghiệm tính kháng bệnh cháy lá lúa, do nấm Pyricularia oryzae gây ra, được thực hiện trên các bộ giống lúa MTL triển vọng tại các địa phương An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, sử dụng bộ chuẩn nòi và bảng phân cấp bệnh của IRRI (1980) với Tẻ Tép làm chuẩn kháng và B40 làm chuẩn nhiễm. Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần nòi nấm cháy lá thay đổi liên tục theo mùa vụ và địa phương. Tỷ lệ giống lúa thử nghiệm nhiễm bệnh cháy lá ở Sóc Trăng và An Giang cao hơn ở Tiền Giang và Cần Thơ qua các mùa vụ trong hai năm 2003-2004.  Các giống MTL triển vọng được ghi nhận chống chịu bệnh ổn định ở tất cả các điểm thử nghiệm là MTL384, MTL366, MTL367, MTL368, MTL371, MTL409, MTL83 và MTL378.  Trước khi phóng thích giống lúa mới, thử nghiệm bệnh là một cách làm kinh tế nhất đối với việc quản lý ổn định bệnh cháy lá trong sản xuất.
ISSN:1859-2333
2815-5599