Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn gây bội nhiễm mụn trứng cá của lá trứng cá (Muntingia calabura L.)
Cây trứng cá (Muntingia calabura L.) là loài cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy bóng mát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá cây này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, đề tài khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn của lá trứng cá được thực hi...
Main Authors: | , , , , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2019-04-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/3385 |
Summary: | Cây trứng cá (Muntingia calabura L.) là loài cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy bóng mát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá cây này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, đề tài khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn của lá trứng cá được thực hiện. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết toàn phần từ lá trứng cá với ethanol 96% bằng phương pháp trung hòa gốc tự do của DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Khảo sát sự ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis phân lập từ da của người bị mụn trứng cá bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất của cao lá trứng cá là 91,38% ở nồng độ 250 µg/mL và IC50 là 34,26 µg/mL thấp hơn vitamin C 1,8 lần (IC50 của vitamin C là 18,18 µg/mL). Khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes với đường kính vòng vô khuẩn là 16,33±2,08 mm, Staphylococcus aureus là 12,3 ±1,52 mm và Staphylococcus epidermidis là 15,33±0,57 mm ở nồng độ cao 50 mg/mL. Giá trị MIC (Minimal Inhibitory Concentration) của Propionibacterium acnes là 10mg/mL, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis là 12,5 mg/mL. Với kết quả trên, việc tiếp tục phân lập và xác định hoạt chất chống oxy hóa và kháng khuẩn từ lá trứng cá là vấn đề lý thú có thể tiếp tục được nghiên cứu. |
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |