Phân lập thực khuẩn thể từ đất trồng cây dược liệu có khả năng ức chế vi khuẩn Ralstonia solanacearum ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Ralstonia solanacearum là vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên 200 loài thực vật thuộc 50 họ khác nhau và được xếp thứ hai trong danh sách các tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất trên cây trồng. Để phòng trị bệnh héo xanh, nông dân thường sử dụng các biện pháp hóa học, tuy nhiên biện pháp này đã cho thấy n...
Main Authors: | , , , , , , , , , , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2019-04-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/3420 |
Summary: | Ralstonia solanacearum là vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên 200 loài thực vật thuộc 50 họ khác nhau và được xếp thứ hai trong danh sách các tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất trên cây trồng. Để phòng trị bệnh héo xanh, nông dân thường sử dụng các biện pháp hóa học, tuy nhiên biện pháp này đã cho thấy những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường. Thực khuẩn thể ký sinh và ức chế vi khuẩn và sử dụng thực khuẩn thể được xem là biện pháp sinh học tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh héo xanh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập các dòng thực khuẩn thể từ đất trồng cây dược liệu có khả năng ly giải vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây trồng. Thực khuẩn thể được phân lập từ đất và khảo sát vết tan dựa vào phương pháp agar 2 lớp. Ba mươi lăm dòng thực khuẩn thể có khả năng ức chế vi khuẩn Ralstonia solanacearum đã được phân lập từ mẫu đất trồng cây dược liệu như cây gừng (Zingiber officinale), nghệ (Curcuma longa L.), húng chanh (Coleus aromaticus Benth) và đinh lăng (Polyscias fruticosa L.). Kết quả đánh giá phổ ký chủ của các dòng thực khuẩn thể phân lập cho thấy có 29 dòng thực khuẩn thể tạo vết tan rõ ràng đối với 9 dòng vi khuẩn gây bệnh Ralstonia solanacearum. Đặc biệt 7 dòng thực khuẩn thể ký hiệu ɸG7, ɸG8, ɸDL3, ɸDL6, ɸH6, ɸH23 và ɸH24 có khả năng ly giải vi khuẩn hơn 72 giờ trong điều kiện phòng thí nghiệm. |
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |