Đánh giá khả năng thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang (Ipomoea batatas) trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc

Nghiên cứu nhằm xác định khả năng thay thế thức ăn viên công nghiệp bằng khoai lang trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các mức thay thế khoai lang khác nhau gồm: (i) 100% thức ăn công nghiệp (đối chứng), (ii) thay thế 10%, (iii) 20%...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Lê Quốc Việt, Trần Minh Phú, Trần Ngọc Hải
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2017-02-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2513
Description
Summary:Nghiên cứu nhằm xác định khả năng thay thế thức ăn viên công nghiệp bằng khoai lang trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các mức thay thế khoai lang khác nhau gồm: (i) 100% thức ăn công nghiệp (đối chứng), (ii) thay thế 10%, (iii) 20% và (iv) 30% thức ăn công nghiệp bằng khoai lang. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300 L với độ mặn 15 ‰và mật độ 150 con/m3, tôm có khối lượng ban đầu là 0,76±0,13 g và chiều dài 4,43±0,05 cm. Các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm trong thời gian nuôi 90 ngày,. Nghiệm thức thay thế 10% khoai lang cho kết quả tốt nhất với tỉ lệ sống 72,2±11,0%, tốc độ tăng trưởng 3,9±0,02 %/ngày, sinh khối 2,7±0,4 kg/m3, tuy nhiên thành phần sinh hóa và chất lượng của tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p>0,05).
ISSN:1859-2333
2815-5599