ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT RANG HẠT, KIỀM HÓA VÀ CHẤT NHŨ HÓA ĐẾN CÁC ĐẶC TÍNH LÝ HÓA HỌC CỦA BỘT CA CAO

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (105, 120 và 135oC) và thời gian rang hạt ca cao (30 đến 50 phút), loại chất kiềm (Na2CO3 và K2CO3) và nồng độ (0,3 đến 2%) đến chất lượng bột ca cao. Kết quả cho thấy nhiệt độ rang cao và thời gian kéo dài ảnh hưởng không tốt đối...

Full description

Bibliographic Details
Main Author: Nguyễn Minh Thủy
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-12-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1443
Description
Summary:Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (105, 120 và 135oC) và thời gian rang hạt ca cao (30 đến 50 phút), loại chất kiềm (Na2CO3 và K2CO3) và nồng độ (0,3 đến 2%) đến chất lượng bột ca cao. Kết quả cho thấy nhiệt độ rang cao và thời gian kéo dài ảnh hưởng không tốt đối với màu sắc và mùi vị hạt ca cao. Carbonate kali được sử dụng với hàm lượng 0,3% cho bột ca cao có màu sắc lý tưởng. Tương quan giữa mức độ phân tán của bột ca cao và độ mịn của hạt, hàm lượng bơ ca cao (trong bột ca cao) cùng với thời gian cũng được thiết lập. Mức độ phân tán tốt thể hiện với bột ca cao chứa 15% bơ ca cao. Ảnh hưởng của bốn loại chất nhũ hóa cũng được nghiên cứu với mức tối ưu cho tất cả các chất nhũ hóa được xác định. Độ bền nhũ tương và độ nhớt của hỗn hợp tăng theo hàm lượng của chất nhũ hoá và bơ ca cao.
ISSN:1859-2333
2815-5599