MỐI QUAN HỆ GIỮA KÍCH CỠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (ANABAS TESTUDINEUS)

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa kích cỡ và một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô ?đầu vuông? (Anabas testudineus). Cá rô đầu vuông 8 tháng tuổi từ một ao nuôi thịt được thu ngẫu nhiên, sau đó phân thành 3 nhóm khối lượng (247 ± 60 g; 157 ± 22 g; và 99 ± 27 g) và được nuôi vỗ trong 6 giai...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Dương Thúy Yên, Phạm Thanh Liêm
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-11-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1356
Description
Summary:Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa kích cỡ và một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô ?đầu vuông? (Anabas testudineus). Cá rô đầu vuông 8 tháng tuổi từ một ao nuôi thịt được thu ngẫu nhiên, sau đó phân thành 3 nhóm khối lượng (247 ± 60 g; 157 ± 22 g; và 99 ± 27 g) và được nuôi vỗ trong 6 giai (2ì3ì2,5m). Sau 2 tháng, 60 cá thể (thu ngẫu nhiên 10 cá thể/giai) được kiểm tra hệ số thành thục (GSI), sức sinh sản và đường kính trứng. Đồng thời 13 cặp cá bố mẹ từ 3 nhóm kích cỡ được cho sinh sản nhân tạo để xác định sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở. Kết quả ở cá đực, GSI (0,5 - 1,5% khi tuyến sinh dục ở giai đoạn IV) không thay đổi theo khối lượng (p>0,05) nhưng ở cá cái, GSI giảm 1,7 - 2% (tương ứng với tuyến sinh dục ở giai đoạn IV và III) khi khối lượng cá tăng 100 g (p<0,05). Khi cá cái càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng tăng nhưng sức sinh sản tương đối càng giảm và đường kính trứng (0,71 - 0,78 mm) thay đổi không đáng kể. Sức sinh sản thực tế (trung bình từ 335 - 398 trứng/g) ...
ISSN:1859-2333
2815-5599