ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PACLOBUTRAZOL VÀ BIỆN PHÁP PHỦ LIẾP LÊN SỰ RA HOA VỤ SỚM DÂU HẠ CHÂU (BACCAUREA RAMIFLORA LOUR.) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đê? ta?i đươ?c thư?c hiê?n nhă?m xác định liều lượng paclobutrazol (PBZ) trong điều kiện có và không phủ liếp lên sự ra hoa vụ sớm dâu Hạ Châu. Thí nghiệm được thực hiện trên cây dâu Hạ Châu 12 năm tuổi tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 7/1011. Thí nghiệm thừa số hai nhân t...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Trần Văn Hâu, Lê Minh Quốc
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2012-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1225
Description
Summary:Đê? ta?i đươ?c thư?c hiê?n nhă?m xác định liều lượng paclobutrazol (PBZ) trong điều kiện có và không phủ liếp lên sự ra hoa vụ sớm dâu Hạ Châu. Thí nghiệm được thực hiện trên cây dâu Hạ Châu 12 năm tuổi tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 7/1011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Nhân tố thứ nhất là liều lượng PBZ (0, 0,5, 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán) và nhân tố thứ hai là có và không có phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp. Kết quả cho thấy liều lượng PBZ xử lý có tương quan nghịch với hàm lượng chất giống như GA3 và tương quan thuận với tỉ lệ C/N trong lá. Biện pháp phủ liếp góp phần làm cho cây dâu ra hoa sớm hơn, tăng tỉ lệ ra hoa và tăng năng suất trái. Xử lý PBZ với liều lượng từ 0,5-1,0 g a.i./m đường kính tán kết hợp với phủ liếp làm cho dâu ra hoa sớm hơn từ 8-15 ngày, tăng tỉ lệ ra hoa, tăng khối lượng trung bình trái, khối lượng trái trên chùm và dẫn đến tăng năng suất hơn hai lần so với đối chứng.
ISSN:1859-2333
2815-5599