Mô phỏng độ nhạy của cảm biến quang học sử dụng đồng tạo hiệu ứng cộng hưởng bề mặt trên lăng kính để ứng dụng trong chẩn đoán bệnh
Bài báo trình bày kết quả mô phỏng cho cảm biến quang học được phủ đồng (Cu) để tạo hiệu ứng cộng hưởng bề mặt sử dụng ma trận truyền tải cho nhiều lớp kim loại. Hiệu ứng cộng hưởng bề mặt được tạo ra bằng cách phủ một lớp kim loại với độ dày thích hợp (d ≤ 100 nm) trên bề mặt một chất có chiết suất...
Main Author: | |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2017-11-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2869 |
Summary: | Bài báo trình bày kết quả mô phỏng cho cảm biến quang học được phủ đồng (Cu) để tạo hiệu ứng cộng hưởng bề mặt sử dụng ma trận truyền tải cho nhiều lớp kim loại. Hiệu ứng cộng hưởng bề mặt được tạo ra bằng cách phủ một lớp kim loại với độ dày thích hợp (d ≤ 100 nm) trên bề mặt một chất có chiết suất lớn như lăng kính. Kết quả mô phỏng cho thấy lớp phủ Cu với độ dày khoảng 50 nm đã cho thấy thành phần sóng từ trường nằm ngang (transverse magnetic field) tạo nên hiệu ứng cộng hưởng bề mặt với độ nhạy khoảng 99,5o/RIU. Kết quả này có thể dùng để tiến hành thực nghiệm chế tạo cảm biến quang học dùng để phát hiện và đo lường nồng độ các protein trong máu như fibrinogen (bệnh tim), tau-protein (bệnh mất trí nhớ) để ứng dụng trong chẩn đoán bệnh, giá thành rẻ hơn và độ nhạy tương đối cao. |
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |