ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA

Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới của bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra các chủng xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctoniasolani Kuhn gây ra. Kết quả cho thấy 3 chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Đinh Hồng Thái, Lê Minh Tường
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2015-12-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2182
Description
Summary:Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới của bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra các chủng xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctoniasolani Kuhn gây ra. Kết quả cho thấy 3 chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2 cho hiệu quả cao trong ức chế sự phát triển sợi nấm so với nghiệm thức đối chứng thể hiện qua đường kính khuẩn lạc phát triển trong môi trường PDA thấp và ổn định nhất lần lượt 0,0 mm, 6,0 mm, 10,0 mm và đối chứng là 90,0 mm ở thời điểm 5 ngày sau thí nghiệm. Bên cạnh đó, 6 chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2, CB-TG8, TO-VL11b, BM-VL9 không có sự hình thành hạch nấm đến thời điểm 15 ngày sau thí nghiệm. Ở điều kiện nhà lưới, ba chủng xạ khuẩn CT-ST1b, TO-VL4b, TB-VL2 có khả năng hạn chế bệnh đốm vằn hại lúa. Trong đó, chủng xạ khuẩn TB-VL2 ở thời điểm xử lý phun trước + phun sau cho hiệu quả cao và tương đương với thuốc Validacin 5 L kéo dài cho đến thời điểm 21 ngày sau khi lây bệnh như tỷ lệ chồi lúa bị nhiễm bệnh là 58,4%, hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh 44,4% và chiều cao tương đối vết bệnh là 20,7%, ở nghiệm thức thuốc Validacin 5L từng tự là 50,8%; 44,7% và 20,4%.
ISSN:1859-2333
2815-5599