ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA RONG CÂU (GRACILARIA TENUISTIPITATA) VÀ RONG SỤN (KAPAPHYCUS ALVAREZII)

Thí  nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong câu (Gracillaria tenuistipitata) và rong sụn (Kapaphycus alvarezii). Hai loài rong này được nuôi trong các bể thể tích 50 lít, mực nước 60cm và có bố trí sục khí để rong tiếp xúc đ...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Ngô Thị Thu Thảo, Trần Ngọc Hải
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2011-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1100
Description
Summary:Thí  nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong câu (Gracillaria tenuistipitata) và rong sụn (Kapaphycus alvarezii). Hai loài rong này được nuôi trong các bể thể tích 50 lít, mực nước 60cm và có bố trí sục khí để rong tiếp xúc đều với chất dinh dưỡng. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức trên 2 đối tượng rong biển và mỗi nghiệm thức bố trí 3 lần lặp lại là: 1) Nuôi rong ở độ mặn 30?; 2) Nuôi rong ở 30? sau đó giảm độ mặn và duy trì 20?; 3) Nuôi rong ở 30? sau đó giảm độ mặn và duy trì 10? cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng NH4/NH3, NO2 và NO3 trong các nhóm nghiệm thức không khác biệt nhau (P>0,05). Sau 90 ngày nuôi, khối lượng rong câu giảm ở tất cả các nghiệm thức đặc biệt ở độ mặn 20? (81,1%) và 10? (77,5%). Khi độ mặn giảm làm cho hàm lượng đạm của rong câu giảm, tuy nhiên chất béo không thay đổi và chất bột đường có khuynh hướng tăng lên. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khối lượng rong sụn giảm khi giảm độ mặn đến 20? trong khi tăng lên ở 10? (2,5%) và 30? (14,3%). Hàmlượng đạm của rong sụn không bị ảnh hưởng của việc giảm độ mặn, tuy nhiên chất béo và chất bột đường có khuynh hướng tăng khi rong sụn được nuôi ở độ mặn giảm thấp. 
ISSN:1859-2333
2815-5599