Khả năng hấp thu vi lượng (Cu, Fe, Zn và Mn) của cây bắp lai ở các mô hình luân canh trên đất phù sa không bồi ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mục tiêu nghiên cứu là (i) đánh giá khả năng hấp thu vi lượng của cây bắp lai trên các mô hình luân canh bắp lai với đậu xanh, mè và ớt; (ii) khảo sát sự phân bố nồng độ dưỡng chất vi lượng trong các bộ phận của cây bắp. Thí nghiệm nông trại được thực hiện trên 6 nông hộ, với diện tích mỗi lô thí ng...
Main Authors: | , , , |
---|---|
Format: | Article |
Language: | Vietnamese |
Published: |
Can Tho University Publisher
2017-02-01
|
Series: | Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ |
Subjects: | |
Online Access: | https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2286 |
Summary: | Mục tiêu nghiên cứu là (i) đánh giá khả năng hấp thu vi lượng của cây bắp lai trên các mô hình luân canh bắp lai với đậu xanh, mè và ớt; (ii) khảo sát sự phân bố nồng độ dưỡng chất vi lượng trong các bộ phận của cây bắp. Thí nghiệm nông trại được thực hiện trên 6 nông hộ, với diện tích mỗi lô thí nghiệm 36 m2 tại An Phú - An Giang. Các nghiệm thức gồm (i) bắp-bắp-bắp-bón phân theo phương pháp SSNM; (ii) bắp-đậu xanh-bắp; (iii) bắp-mè-bắp; (iv) đậu xanh-bắp-bắp; (v) đậu xanh-ớt-bắp và (vi) bắp-bắp-bắp- bón phân theo nông dân theo thứ tự vụ Xuân Hè, Hè Thu và Đông Xuân. Kết quả thí nghiệm cho thấy luân canh bắp lai với đậu xanh, mè và ớt chưa làm gia tăng hấp thu vi lượng Cu, Fe, Zn và Mn qua ba vụ canh tác. Cây bắp lai lấy đi lượng dưỡng chất sắt là lớn nhất và đồng là nhỏ nhất trong bốn vi lượng trên. Hàm lượng Cu, Fe, Mn tập trung chủ yếu trong lá bắp trong khi Zn lại phân bố phần lớn trong hạt bắp. Lượng dưỡng chất Cu, Fe, Zn và Mn trung bình của các nghiệm thức lấy đi theo thứ tự là 169; 2996; 408; 240 g ha-1 vào vụ Đông Xuân trên đất phù sa không bồi An Phú - An Giang. |
---|---|
ISSN: | 1859-2333 2815-5599 |