TíNH TOáN THIếT Kế SILO TồN TRữ CáM VIÊN NăNG SUấT 500 TấN

Silo tồn trữ được xem là một thiết bị hữu hiệu cho việc tồn trữ nguyên liệu, sản phẩm ở các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo, dầu cám ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các silo tồn trữ hiện có ở các nhà máy đều nhập từ nước ngoài, chi phí đầu tư cao, có nhược điểm trong việc t...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Hoài Tân
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014-05-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1742
Description
Summary:Silo tồn trữ được xem là một thiết bị hữu hiệu cho việc tồn trữ nguyên liệu, sản phẩm ở các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo, dầu cám ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các silo tồn trữ hiện có ở các nhà máy đều nhập từ nước ngoài, chi phí đầu tư cao, có nhược điểm trong việc thông thoáng gió bên trong silo tồn trữ, đặc biệt đối với silo tồn trữ cám viên trong các nhà máy chế biến dầu cám. Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế silo chứa cám viên với năng suất chứa 500 tấn nhằm tồn trữ, bảo quản phục vụ cho quá trình trích ly dầu cám. Thiết kế này dựa theo tiêu chuẩn Eurocode, với khả năng chịu được sức gió 160 km/giờ và độ động đất 6 á 7 độ richte. Thiết kế có bộ phận thông gió trong silo nhằm khả năng chống hút ẩm trở lại của sản phẩm, hạn chế khả năng vón cục, tắt nghẽn silo trong quá trình tồn trữ của cám viên. Kết cấu silo đạt được có kích thước đường kính 8,09 m; tổng chiều cao 27,73 m; bề dày thành silo lần lượt là 10 mm, 8 mm và 6 mm tương ứng với từng độ cao khác nhau, với vật liệu chế tạo là thép tấm CT3. Chi phí đầu tư giảm nhiều so với với thiết bị nhập từ nước ngoài.
ISSN:1859-2333
2815-5599