Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tính mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), ở nhiệt độ môi trường nuôi khác nhau. Tôm thí nghiệm (1,5 ± 0,13 g /con) được bố trí ngẫu nhiên với mật độ...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Trần Lưu Khoang, Trương Quốc Phú, Đặng Thị Hoàng Oanh, Ngô Chí Nguyện
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2020-04-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/3639
Description
Summary:Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tính mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), ở nhiệt độ môi trường nuôi khác nhau. Tôm thí nghiệm (1,5 ± 0,13 g /con) được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 30 con / bể (thể tích 150 L), trong điều kiện môi trường nước mặn 15 ppt và sục khí liên tục. Nhiệt độ trong các bể thí nghiệm (gồm 12 bể) được điều chỉnh ở 28°C, 30°C, 32°C và 34°C. Tôm được thuần dưỡng trong ba ngày để thích nghi với các mức nhiệt độ thí nghiệm. Sau đó, ba bể tôm ở mỗi mức nhiệt độ được gây cảm nhiễm với V. parahaemolyticus. Sau 14 ngày cảm nhiễm, tôm nuôi ở nhiệt độ 34°C dễ mẫn cảm với vi khuẩn V. parahaemolyticus và có tỷ lệ chết tích lũy cao hơn đáng kể (96,7 ± 2,9%) so với tôm nuôi ở các mức nhiệt độ thấp hơn (P
ISSN:1859-2333
2815-5599