Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, xác định thị hiếu du khách, phân tích và tìm giải pháp kết hợp giữa vườn cây ăn trái gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn huyện Tịnh Biên. Nghiên cứu th...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Võ Hồng Tú, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Thùy Trang, Huỳnh Thị Thúy
Format: Article
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2018-02-01
Series:Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Subjects:
Online Access:https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2863
Description
Summary:Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, xác định thị hiếu du khách, phân tích và tìm giải pháp kết hợp giữa vườn cây ăn trái gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn huyện Tịnh Biên. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 68 hộ nông dân trồng cây ăn trái của 4/14 xã, thị trấn có diện tích trồng cây ăn trái nhiều nhất cũng như có tiềm năng phát triển du lịch và phục vụ khách du lịch ở khu vực Núi Cấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất các loại cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh Ca, dâu núi và mãng cầu Xiêm đều cho hiệu quả tài chính cao. Đối với khía cạnh cầu, khách du lịch bộc lộ sự ưa thích trái măng cục, dâu núi và vú sữa và thích các hoạt động như tự hái trái cây tại vườn, nghe câu chuyện tâm linh và thưởng thức trái cây với các mức giá sẵn sàng chi trả cho từng hoạt động này lần lượt là 66.006 đồng, 40.189 đồng và 25.698 đồng. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch là một trong những hướng đi khả thi trong thời gian tới
ISSN:1859-2333
2815-5599